FAQ

Tổng cục Thuế trả lời:

Đối với dịch vụ ăn uống, nội dung trên hóa đơn có thể theo chi tiết từng món ăn hoặc theo tên dịch vụ bán ra.

Tổng cục Thuế trả lời:

Theo quy định tại điểm a Khoản 13 Điều 10 Nghị đinh 123/2020/NĐ-CP: Chữ viết hiển thị trên hóa đơn là tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ chữ nhỏ hơn chữ tiếng Việt. Trường hợp chữ trên hóa đơn là chữ tiếng Việt không dấu thì các chữ viết không dấu trên hóa đơn phải đảm bảo không dẫn tới cách hiểu sai lệch nội dung của hóa đơn.

Trường hợp doanh nghiệp chuyển đổi áp dụng HĐĐT theo Nghị định 123, Thông tư 78 thì kể từ thời điểm cơ quan thuế chấp nhận đăng ký sử dụng HĐĐT của doanh nghiệp thì khi xuất khẩu hàng hóa, doanh nghiệp lập hóa đơn GTGT điện tử cho hàng hóa xuất khẩu. Trường hợp doanh nghiệp đăng ký sử dụng HĐĐT theo Nghị định 123, Thông tư 78 từ tháng 12/2021 nhưng tới ngày 01/07/2022 mới bắt đầu xuất hóa đơn GTGT xuất khẩu là không đúng quy định

Tổng cục Thuế trả lời:

Theo Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP về việc xử lý hóa đơn có sai sót, trường hợp doanh nghiệp đã lựa chọn lập hóa đơn thay thế thì không phải gửi Mẫu số 04/SS-HĐĐT đến cơ quan thuế.

Tổng cục Thuế trả lời:

1. Tại khoản 6 Điều 12 Thông tư số 78/2021/TT-BTC thì hóa đơn đã lập theo Thông tư 32 có sai sót thì người bán lập hóa đơn điện tử thay thế cho hóa đơn có sai sót. Việc kê khai, điều chỉnh báo cáo thuế thực hiện theo Luật quản lý thuế.

Câu 2: phần chiết khấu được thể hiện ở trường chiết khấu và không ghi âm - tuy nhiên phần giá trị chiết khấu sẽ được tính giảm trừ trong giá tính thuế GTGT.

Câu 3: theo quy định về hóa đơn điện tử, chỉ có hóa đơn điều chỉnh được ghi âm.

Tổng cục Thuế trả lời:

Trường hợp người nộp thuế đã ký hóa đơn và đã gửi cơ quan thuế nhưng chưa nhận được kết quả cấp mã của cơ quan thuế thì mà người bán lại phát hiện sai sót thì cần nhận hóa đơn đã có mã của cơ quan thuế. Sau đó, thực hiện xử lý sai sót hóa đơn theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP. Hóa đơn có mã của cơ quan thuế và các thông tin điều chỉnh, giải trình, thay thế đều gửi cho người mua.


Trường hợp người nộp thuế đã ký hóa đơn và chưa gửi đến cơ quan thuế thì người nộp thuế lập hóa đơn mới để gửi đến cơ quan thuế để cấp mã.

Tổng cục Thuế trả lời:

1.Theo quy định tại khoản 9 Điều 10 Nghị định số 123, trường hợp ngày lập và phát hành khác nhau thì người bán kê khai tại thời điểm lập, người mua kê khai thuế theo thời điểm nhận được hóa đơn điện tử có đầy đủ nội dung bắt buộc theo quy định.

2.Trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót và người bán lựa chọn hình thức lập hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn có sai sót theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì không phải gửi thông báo sai sót 04/SS-HĐĐT tới CQT.

3. Việc khai thuế thực hiện theo thời điểm phát sinh nghĩa vụ kê khai thuế.

Tổng cục Thuế trả lời:

Theo quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý là chứng từ được in, phát hành, sử dụng và quản lý như hóa đơn. Do đó doanh nghiệp phải sử dụng phiếu xuất kho hàng gửi bán điện tử và thực hiện đăng ký theo mẫu 01/ĐKTĐ-HĐĐT theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.

Tổng cục Thuế trả lời:

Trường hợp hóa đơn có sai sót về thuế suất thì doanh nghiệp có thể lựa chọn lập hóa đơn thay thế hoặc lập hóa đơn điều chỉnh hóa đơn đã sai sót có sai sót theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.

Cần tư vấn thêm?

Liên hệ Tư Vấn
Giải đáp miễn phí qua facebook

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc, hãy đăng câu hỏi vào cộng đồng VIN-HOADON để được giải đáp miễn phí và nhanh chóng

Đăng câu hỏi

 
s
G

1900.6134