FAQ
Tổng cục Thuế trả lời:
Do câu hỏi chưa rõ nên Tổng cục Thuế trả lời về nguyên tắc như sau:
Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan
Tổng cục Thuế trả lời:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 9. Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:
“2. Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).”
Do đó, trong năm 2022, Công ty tiến hành tour và xuất hóa đơn khi hoàn thành cung cấp dịch vụ theo quy định đúng thời điểm.
Tổng cục Thuế trả lời:
Thời điểm lập hóa đơn thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.
Thời điểm khai thuế căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Tổng cục Thuế trả lời:
Theo quy định, hóa đơn hợp pháp là hóa đơn khi có đầy đủ thông tin người bán, được ký số trên hóa đơn bởi người bán và gửi đến người mua. Do đó, người mua sẽ khai thuế theo thời điểm ký số trên hóa đơn
Tổng cục Thuế trả lời:
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 4, Khoản 1 Điều 9, Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP:
Người mua là CSKD sử dụng hóa đơn bán hàng điện tử thì khi trả lại hàng người mua và người bán có tài liệu chứng minh việc trả lại hàng, căn cứ tài liệu trả lại hàng của người mua, người bán lập hóa đơn điều chỉnh giảm cho hóa đơn đã lập và kê khai giảm doanh số, thuế GTGT đầu ra.
Tổng cục Thuế trả lời:
Tổng cục Thuế đã có công văn số 5113/TCT-CS ngày 27/12/2021 hướng dẫn một số nội dung về hóa đơn điện tử. Theo đó, tại mục 1 phụ lục đính kèm công văn hướng dẫn “về việc gửi Thông báo tiếp nhận và kết quả xử lý về việc HĐĐT đã lập có sai sót (Mẫu 01/TB-SSĐT) cho NNT” có hướng dẫn:
"- Trường hợp hóa đơn điện tử đã được cấp mã của cơ quan thuế chưa gửi cho người mua có sai sót, người bán thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì sau khi tiếp nhận Mẫu số 04/SS-HĐĐT do người bán gửi đến, cơ quan thuế thực hiện cấp mã cho hóa đơn điện tử mới do người bán lập gửi đến cơ quan thuế theo quy định, hủy hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót lưu trên hệ thống của cơ quan thuế; sau đó cơ quan thuế ban hành thông báo về việc tiếp nhận và kết quả xử lý theo Mẫu số 01/TB-SSĐT phụ lục IB ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP để gửi người bán
- Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua và người mua hoặc người bán phát hiện sai sót, đối với trường hợp người bán thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì sau khi tiếp nhận Mẫu số 04/SS-HĐĐT do người bán gửi đến, cơ quan thuế ban hành ngay thông báo về việc tiếp nhận và kết quả xử lý theo Mẫu số 01/TB-SSĐT Phụ lục IB ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP để gửi người bán.
- Trường hợp cơ quan thuế phát hiện hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế mà người bán đã lập có sai sót thì cơ quan thuế thực hiện theo quy định tại khoản 3, khoản 4 điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ"
Tổng cục Thuế trả lời:
Nội dung hỏi của Công ty không mô tả cụ thể việc trả lại hàng hóa, do đó Tổng cục Thuế trả lời nguyên tắc như sau:
Theo quy định về hóa đơn và thuế GTGT, khi có sự chuyển giao về quyền sở hữu và quyền sử dụng hàng hóa thì người chuyển giao phải lập hóa đơn cho người được chuyển giao. Do đó, khi trả lại hàng bán, nếu người mua có sử dụng hóa đơn thì người mua phải xuất hóa đơn trả lại hàng cho người bán
Tổng cục Thuế trả lời:
Về nội dung này, Bộ Tài chính đang trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 1 Nghị định số 15/2022/NĐ-CP theo hướng trên hóa đơn GTGT chỉ cần thể hiện thuế suất đúng của hàng hóa, dịch vụ, đồng thời có xử lý hồi tố cho các trường hợp trên hóa đơn không tách riêng hàng hóa được giảm và không được giảm thuế thì vẫn được giảm thuế.
Tổng cục Thuế trả lời:
Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua, giao dịch kinh tế vẫn phát sinh nhưng người mua có yêu cầu lập lại hóa đơn thì người bán lập hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế theo quy định tại Điều 19 về xử lý hóa đơn có sai sót.
Tổng cục Thuế trả lời:
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 123 thì : Hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất thì không phải lập hóa đơn.
Căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 26/2015/TT-BTC: Hàng hóa luân chuyển nội bộ như hàng hoá được xuất để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm, để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc hàng hoá, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh thì không phải tính, nộp thuế GTGT.