FAQ
Tổng cục Thuế trả lời:
Theo quy định khi thực hiện bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập HĐĐT, trong trường hợp người mua không lấy hóa đơn, không bắt buộc phải có thông tin người mua trên hóa đơn và không bắt buộc phải gửi cho người mua.
Tổng cục Thuế trả lời:
Theo quy định tại Nghị định số 125/2020/NĐ-CP thì các hành vi nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn gửi cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 21 ngày đến 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn thì bị xử phạt từ 4.000.000đ đến 8.000.000đ.
Khi xử phạt thì cơ quan thuế sẽ ban hành quyết định xử phạt.
Tổng cục Thuế trả lời:
Thông báo sai sót Mẫu số 04/SS-HĐĐT được ký số thì dữ liệu của thông báo này đã được bảo vệ bằng chữ ký số. Khi đó, không tổ chức, cá nhân nào có thể can thiệp để thay đổi dữ liệu kể cả cơ quan thuế. Trong trường hợp này, người nộp thuế có thể lập thông báo sai sót Mẫu số 04/SS-HĐĐT chọn tính chất “Giải trình” để giải trình lý do việc lập hóa đơn thay thế và gửi đến cơ quan thuế.
Tổng cục Thuế trả lời:
Trường hợp doanh nghiệp đã đăng ký sử dụng HĐĐT có mã của CQT và được CQT chấp nhận thì thông tin trên hóa đơn đã được chuyển đầy đủ đên CQT nên không phải chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử theo Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử theo Mẫu số 01/TH-HĐĐT Phụ lục IA theo quy định tại Khoản 3 Điều 22 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Tổng cục Thuế trả lời:
Căn cứ quy định tại điểm c Khoản 13 Điều 10 Nghị định 123: Đối với hóa đơn GTGT xuất khẩu hàng hóa, người bán được lựa chọn ghi bằng ngoại tệ và thể hiện tỷ giá ngoại tệ với đồng Việt Nam trên hóa đơn; hoặc trường hợp người bán đã xác định tỷ giá và quy đổi giá bán ra VNĐ thì người bán được thể hiện đồng tiền ghi trên hóa đơn là đồng Việt Nam.
Tổng cục Thuế trả lời:
Căn cứ quy định tại Khoản 6 Điều 12 Thông tư 78:
Kể từ thời điểm doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và quy định tại Thông tư này, nếu phát hiện hóa đơn đã lập theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính mà hóa đơn này có sai sót thì người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và lập hóa đơn hóa đơn điện tử mới (hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã) thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót. Hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm”.
Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn đã lập có sai sót (hóa đơn lập theo Nghị định số 51/2010/NĐ-CP , Nghị định số 04/2014/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính) để gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã) hoặc người bán gửi cơ quan thuế để được cấp mã cho hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế).
Tổng cục Thuế trả lời:
Hóa đơn điện tử đã lập bị sai chữ ký số của người bán thì người bán phải hủy hóa đơn đã lập và lập hóa đơn điện tử mới giao cho người mua.
Thời điểm khai thuế căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Tổng cục Thuế trả lời:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:
“2. Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng)”.
Do đó, trường hợp khách nghỉ từ ngày 03-08/6/2022, Công ty có thể lựa chọn cách ghi nhưng phải đảm bảo phán ánh rõ nội dung thực tế phát sinh. Có thể lựa chọn ghi theo một trong các cách sau: Nếu ghi riêng mỗi phòng là 1 dòng thì tại cột số lượng sẽ tính theo ngày là 4, đơn vị tính là ngày; Nếu ghi chung 4 phòng 1 dòng thì tại phần nội dung cần nêu cụ thể số lượng phòng, số lượng ngày, tại cột số lượng ghi 24, đơn vị tính là phòng.
Tổng cục Thuế trả lời:
Hóa đơn điện tử chưa có mã của cơ quan thuế theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3 là hóa đơn chưa đầy đủ thông tin. Do vậy, người nộp thuế có thể lập hóa đơn mới hoặc sửa lại hóa đơn đã lập.
Trường hợp hóa đơn đã được cơ quan thuế cấp mã thì NNT có thể thực hiện điều chỉnh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 7 Thông tư 78/2021/TT-BTC: “c) Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót và người bán đã xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, sau đó lại phát hiện hóa đơn tiếp tục có sai sót thì các lần xử lý tiếp theo người bán sẽ thực hiện theo hình thức đã áp dụng khi xử lý sai sót lần đầu;”
Tổng cục Thuế trả lời:
Trường hợp đơn vị không mua hàng mà nhận được hóa đơn, NNT có quyền cung cấp thông tin đến CQT để CQT thực hiện rà soát và hướng dẫn người bán điều chỉnh lại nếu thực tế không phát sinh giao dịch mua bán hàng hóa.