FAQ

Tổng cục Thuế trả lời:

Hóa đơn điện tử đã lập bị sai chữ ký số của người bán thì người bán phải hủy hóa đơn đã lập và lập hóa đơn điện tử mới giao cho người mua.

Thời điểm khai thuế căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính. 

Tổng cục Thuế trả lời:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:

“2. Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng)”.

Do đó, trường hợp khách nghỉ từ ngày 03-08/6/2022, Công ty có thể lựa chọn cách ghi nhưng phải đảm bảo phán ánh rõ nội dung thực tế phát sinh. Có thể lựa chọn ghi theo một trong các cách sau: Nếu ghi riêng mỗi phòng là 1 dòng thì tại cột số lượng sẽ tính theo ngày là 4, đơn vị tính là ngày; Nếu ghi chung 4 phòng 1 dòng thì tại phần nội dung cần nêu cụ thể số lượng phòng, số lượng ngày, tại cột số lượng ghi 24, đơn vị tính là phòng.

Tổng cục Thuế trả lời:

Hóa đơn điện tử chưa có mã của cơ quan thuế theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3 là hóa đơn chưa đầy đủ thông tin. Do vậy, người nộp thuế có thể lập hóa đơn mới hoặc sửa lại hóa đơn đã lập.

Trường hợp hóa đơn đã được cơ quan thuế cấp mã thì NNT có thể thực hiện điều chỉnh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 7 Thông tư 78/2021/TT-BTC: “c) Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót và người bán đã xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, sau đó lại phát hiện hóa đơn tiếp tục có sai sót thì các lần xử lý tiếp theo người bán sẽ thực hiện theo hình thức đã áp dụng khi xử lý sai sót lần đầu;”

Tổng cục Thuế trả lời:

Trường hợp đơn vị không mua hàng mà nhận được hóa đơn, NNT có quyền cung cấp thông tin đến CQT để CQT thực hiện rà soát và hướng dẫn người bán điều chỉnh lại nếu thực tế không phát sinh giao dịch mua bán hàng hóa.

Tổng cục Thuế trả lời:

1. Đối với nội dung: TCT cho DN hỏi từ 01/06/2022 DN có cần nộp thêm thuế nhà thầu nữa không?

Trả lời: Do nội dung câu hỏi chưa có đầy đủ thông tin nên cơ quan thuế chưa có đủ căn cứ để hướng dẫn.

2. Đối với nội dung:  Khi doanh nghiệp nhận hóa đơn từ Facebook, trên hóa đơn có MST được tính chi phí hợp lý đúng không ạ?

Trả lời:

- Tại Khoản 1, Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Bộ Tài chính quy định:

“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán và chưa có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính có phát sinh khoản chi phí này).

Đối với các hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ đã thanh toán bằng tiền mặt phát sinh trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành thì không phải điều chỉnh lại theo quy định tại Điểm này.”

Đề nghị doanh nghiệp căn cứ quy định nêu trên và thực tế phát sinh để xác định cho phù hợp với quy định.

Tổng cục Thuế trả lời:

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 78/2021/TT-BTC ký hiệu mẫu số hóa đơn là số tự nhiên 1,2,3,4,5,6.

Ký hiệu hóa đơn điện tử là nhóm 6 ký tự gồm cả chữ viết và chữ số.

Do đó hóa đơn có Mẫu số 1 và Ký hiệu C22TAA là phù hợp 

Tổng cục Thuế trả lời:

Thông tin điều chỉnh mà người nộp thuế đã thông báo sai sót theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT sẽ không được cập nhật ngược lại vào hóa đơn cần điều chỉnh do hóa đơn đó đã được ký số thì không thể can thiệp để thay đổi dữ liệu. Người mua và người bán khi tra cứu hóa đơn trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế thì đều xem được nội dung điều chỉnh mà người bán thông báo trên Mẫu số 04/SS-HĐĐT. Trường hợp cần điều chỉnh các nội dung trực tiếp trên hóa đơn theo quy định thì người bán thực hiện lập hóa đơn thay thế, điều chỉnh theo hướng dẫn tại điểm b1 khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.

Tổng cục Thuế trả lời:

Theo quy định tại Quyết định số 1450/QĐ-TCT về định dạng dữ liệu nghiệp vụ hóa đơn điện tử và phương thức truyền nhận với cơ quan thuế, hóa đơn điện tử gốc có mã của cơ quan thuế theo định dạng  file xml sẽ có chữ ký số của Cơ quan thuế khi cấp mã và gửi cho NNT. Trường hợp công ty nêu có thể liên quan đến chức năng hiển thị thông tin hóa đơn của giải pháp mà công ty đang sử dụng, vì vậy công ty cần kiểm tra lại chức năng này. 

Cần tư vấn thêm?

Liên hệ Tư Vấn
Giải đáp miễn phí qua facebook

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc, hãy đăng câu hỏi vào cộng đồng VIN-HOADON để được giải đáp miễn phí và nhanh chóng

Đăng câu hỏi

 
s
G

1900.6134