Quy định sử dụng chữ ký số cho văn bản điện tử trong cơ quan nhà nước

Một số đặc điểm của thông tư này như sau :

+ Thông tư quy định về chữ ký số, cách kiểm tra chữ ký số trên các văn bản điện tử. Yêu cầu kĩ thuật và chức năng phần mềm ký số, phần mềm kiểm tra chữ ký số cho văn bản điện tử trong khối cơ quan nhà nước, không quy định việc sử dụng chữ ký số văn bản điện tử chứa thông tin trong danh mục bí mật của nhà nước.

+ Thông tư sẽ được áp dụng cho các khối như sau (các cấp liên quan: Bộ, các bộ phận hay cơ quan ngang bộ ,các cấp thuộc chính phủ hay trung ương và sử dụng ngân sách nhà nước ) và các thành phần, tổ chức cá nhân sử dụng chữ ký số cho văn bản điện tử cơ quan nhà nước. Đồng thời trong thông tư cũng khuyến khích các cá nhân, cơ quan hay tổ chức áp dụng thông tư này. + Thông tư cũng đã giải thích một cách cụ thể một số từ ngữ, thuật ngữ chuyên ngành như: chứng thư số dành cho các cơ quan, tổ chức, chứng thư số cá nhân, khóa bí mật con dấu, khóa bí mật cá nhân và chữ ký số các cơ quan, chữ ký số dành cho các cá nhân và một thuật ngữ quan trọng không thể thiếu đó là tính xác thực của văn bản điện tử ký số…

+ Đi cụ thể hơn về thông tư này thì khi sử dụng chữ ký số cho văn bản điện tử luôn luôn phải đảm bảo các nguyên tắc: chữ ký số phải gắn liền với các văn bản điện tử sau khi ký số và văn bản được ký chữ ký số phải đảm bảo tính xác thực, tính toàn vẹn trong quá trính trao đổi, lưu trữ, xử lí văn bản chữ ký số.

+ Trong thông tư cũng nêu rõ người có thẩm quyền kí phải có trách nhiệm bảo đảm an toàn khóa bí mật cá nhân. Người đứng đầu các cơ quan tổ chức cá nhân, phải có trách nhiệm giao công việc lưu trữ bảo mật cho cấp dưới sử dụng con dấu bảo mật theo các quy định. Các thiết bị lưu trữ bí mật phải được cất giấu một cách an toàn nhất. Việc kí số phải được thông qua phần mềm kí số, việc kí số vào phần mềm dù thành công hay không thành công đều phải được thông báo thông qua các phần mềm các bạn sử dụng. Thông tin về người có thẩm quyền kí số, cơ quan, tổ chức kí số phải được quản lí quy định tại Điều 1, Khoản 4 Nghị định số 106/2011/NĐ-CP. Theo như trên thì thông tư có hiểu lực kể từ ngày 5/2/2018. Chậm nhất sau 12 tháng kể từ ngày thông tư có hiệu lực thi hành các cơ quan, tổ chức, và theo thông tư thì có hiệu lực thi hành, các cơ quan, tổ chức cá nhân đang sử dụng phần mềm chữ kí số, kiểm tra xem chữ kí số đáp ứng được hay chưa. Nếu chưa đáp ứng được thì triển khai kế hoạch bổ sung cũng như nâng cấp nhằm đáp ứng được nội dung.


 
G

1900.6134