Hóa đơn bán hàng khác hóa đơn giá trị gia tăng như thế nào?

Hai loại hóa đơn này đều phổ biến trong doanh nghiệp, nhưng lại không giống nhau. Hóa đơn bán hàng và hóa đơn GTGT đều lập sau khi doanh nghiệp bán hàng và xuất hàng. Việc phân biệt chúng rất quan trọng đối với kế toán để công tác kê khai, hạch toán cho doanh nghiệp hiệu quả. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của  Hóa đơn điện tử VIN-HOADON để biết thêm  thông tin chi tiết! 

Hóa đơn bán hàng khác hóa đơn giá trị gia tăng như thế nào? 

Có thể phân biệt hóa đơn bán hàng và hóa đơn giá trị gia tăng qua một số tiêu chí cơ bản sau: 

Tiêu chí 

Hóa đơn bán hàng 

Hóa đơn giá trị gia tăng 

Đối tượng sử dụng 

Dành cho các tổ chức, cá nhân như: Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp sử dụng cho các hoạt động: 

  • Bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ trong nội địa 

  • Hoạt động vận tải quốc tế 

  • Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu 

  • Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài 

- Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài 

Dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động: 

- Bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ trong nội địa 

- Hoạt động vận tải quốc tế 

- Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu 

- Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài 

Mẫu 

Mẫu hóa đơn bán hàng do Cục Thuế phát hành – mẫu tham khảo số 7 ban hành kèm theo Thông tư 78/2021/TT-BTC 

Mẫu hóa đơn GTGT do cục Thuế phát hành – mẫu tham khảo số 6 ban hành kèm theo Thông tư 78/2021/TT-BTC 

Nội dung hóa đơn 

Không có dòng thuế suất và tiền thuế GTGT 

- Có dòng thuế suất và tiền thuế GTGT 

- Tổng cộng tiền thanh toán là đã bao gồm tiền thuế GTGT 

Kê khai hóa đơn 

- Chỉ cần kê khai hóa đơn đầu ra, không cần kê khai hóa đơn đầu vào 

- Chỉ cần kê khai chỉ tiêu [23] trên Tờ khai 01/GTGT hoặc không cần kê khai 

- Kê khai đầy đủ cả hóa đơn đầu ra và hóa đơn đầu vào 

- Kê khai đầy đủ các chỉ tiêu trên Tờ khai 01/GTGT 

Hạch toán 

Phần thuế trên hóa đơn đầu vào sẽ được cộng trực tiếp vào nguyên giá tài sản 

Phải hạch toán tách biệt thuế GTGT đầu vào, đầu ra và nguyên giá tài sản để tính khấu trừ 

 

Hóa đơn bán hàng có được tính vào chi phí? 

Căn cứ theo quy định tại khoản 1, điểm 2.4 khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 96/2015/TT-BTC: 

Trừ các khoản chi quy định tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: 

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp 

b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. 

Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ không có hóa đơn thì được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư 78/2014/TT-BTC nhưng sẽ không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp: 

- Mua hàng hóa là nông sản, thủy sản, hải sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra 

- Mua hàng hóa, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế GTGT 100 triệu đồng/năm (không bao gồm các trường hợp nêu trên) 

Khi mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ có giá trị dưới 200.000 đồng, doanh nghiệp được phép lập Bảng kê tính vào chi phí được trừ nêu trên không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. 

Trường hợp giá mua hàng hóa, dịch vụ trên bảng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua hàng thì cơ quan thuế sẽ căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm mua hàng, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên thị trường xác định lại mức giá để tính lại chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. 

⇒ Như vậy, các khoản chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định sẽ được tính vào chi phí hợp lý, không bắt buộc phải là hóa đơn giá trị gia tăng. 

Với các hóa đơn bán hàng có giá trị dưới 200.000 đồng nếu được chứng minh là hợp lý sẽ vẫn được tính vào chi phí.  

Trên đây là bài viết về “Hóa đơn bán hàng khác hóa đơn giá trị gia tăng như nào”. Quý khách hàng, doanh nghiệp, đơn vị nếu có nhu cầu được tư vấn về thuế, kế toán, lao động, bảo hiểm xã hội, hóa đơn điện tử hãy liên hệ đến Tổng đài 19006134 của VIN-HOADON hoặc đăng ký ngay tại https://vin-hoadon.com/contactUs.


 
G

1900.6134