10 điểm mới của thông tư 78 về hóa đơn điện tử doanh nghiệp cần lưu ý

Ngày 17/9/2021, Bộ Tài Chính đã chính thức ban hành Thông tư 78  quy định về chứng từ và hóa đơn. Bài viết này  Hóa đơn điện tử VIN-HOADON sẽ đưa ra 10 điểm mới của thông tư 78 về hóa đơn điện tử mà các doanh nghiệp cần lưu ý để thực hiện đúng quy định.

Theo đó, sẽ có 10 điểm mới tại Thông tư 78/2021/TT-BTC  về hóa đơn chứng từ cụ thể như sau:

Ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử (Điều 3)

Người bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ là tổ chức hay doanh nghiệp sẽ được quyền ủy nhiệm cho bên thứ ba để lập HĐĐT cho các hoạt động mua bán, dịch vụ.

Hóa đơn ủy nhiệm phải thể hiện tên, mã số thuế, địa chỉ của bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm Theo đó, việc ủy nhiệm phải được lập thành văn bản hợp đồng hoặc thỏa thuận giữa hai bên có đầy đủ các thông tin về:

Tên, địa chỉ, mã số thuế, chứng thư số của bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm.

Thông tin về HĐĐT gồm ký hiệu hóa đơn, loại hóa đơn và ký hiệu mẫu số hóa đơn.

Thời gian và mục đích ủy nhiệm.

Phương thức thanh toán hóa đơn ủy nhiệm cần ghi rõ trách nhiệm thanh toán trên hóa đơn.

Về ký hiệu mẫu số, ký hiệu hóa đơn, tên liên hóa đơn (Điều 4);

Theo Thông tư 78/2021/TT-BTC, tại Khoản 1, Điều 4 có quy định về ký hiệu HĐĐT và mẫu số hóa đơn như sau.

Ký hiệu mẫu số HĐĐT là những ký tự có một chữ số tự nhiên là 1, 2, 3, 4, 5 và 6, theo đó:

  • 1 thể hiện cho HĐĐT giá trị gia tăng.
  • 2 thể hiện HĐĐT bán hàng.
  • 3 thể hiện cho HĐĐT bán tài sản công.
  • 4 thể hiện hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia.
  • 5 thể hiện cho vé điện tử, tem điện tử, các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có nội dung của HĐĐT.
  • 6 thể hiện cho phiếu xuất kho kiêm phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý điện tử và vận chuyển nội bộ điện tử.

Quy định về ký hiệu HĐĐT là 6 nhóm ký tự gồm những chữ số và chữ viết thể hiện ký hiệu HĐĐT. Nó có nhiệm vụ phản ánh các thông tin về loại HĐĐT có mã của cơ qua thuế hay HĐĐT không mã, năm lập hóa đơn, loại hóa đơn được sử dụng. 

Các ký tự được quy định theo Thông tư 78 như sau:

  • Ký tự 1 là C hoặc K, C thể hiện HĐĐT có mã số của cơ quan thuế và K thể hiện hóa đơn không có mã.
  • Ký tự 2 và 3 là hai chữ số Ả Rập thể hiện năm lập HĐĐT.
  • Ký tự 4 là một chữ cái T, D, L, M, N, B, G, H thể hiện loại hóa đơn đang được sử dụng.
  • Ký tự 5 và 6 sẽ do người bán tự xác định tùy theo nhu cầu quản lý của mình.

Về việc chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế (Điều 5);

Áp dụng hóa đơn điện tử đối với các trường hợp khác (Điều 6);

Khoản 4 Điều 13 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định Bộ Tài chính hướng dẫn việc áp dụng hóa đơn điện tử đối với một số trường hợp khác (ngoài tám (08) trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 13 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP) theo yêu cầu quản lý.

Điều 6 Thông tư số 78/2021/TT-BTC hướng dẫn việc chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử không có mã đến cơ quan thuế, chuyển dữ liệu hóa đơn đối với trường hợp kinh doanh xăng dầu, áp dụng hóa đơn điện tử đối với hộ kinh doanh và trường hợp cung cấp dịch vụ ngân hàng

​Điều 6 Thông tư số 78/2021/TT-BTC

Xử lý sai sót trong một số trường hợp (Điều 7);

Thông tư 78 có hướng dẫn về việc xử lý HĐĐT đã gửi nhưng có sai sót trong một số trường hợp:

  • HĐĐT có sai sót cần phải cấp lại mã hoặc cần điều chỉnh hay thay thế thì người bán sẽ thông báo đến cơ quan thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của kỳ kê khai thuế GTGT.
  • Nếu đã điều chỉnh, thay thế nhưng sau đó lại tiếp tục sai sót thì người bán áp dụng như lần đầu.
  • Trường hợp bảng tổng hợp dữ liệu HĐĐT có sai sót, người bán sẽ gửi thông tin điều chỉnh cho các thông tin đã kê khai.
  • HĐĐT được lập không có ký hiệu mẫu số hóa đơn, số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn có sai sót thì bạn chỉ cần thực hiện điều chỉnh mà không cần phải thay thế.

Hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền (Điều 8);

Theo quy định tại Thông tư 78, HĐĐT có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với các nội dung: tên, mã số thuế, địa chỉ của người mua, tên hàng hóa, đơn giá, số lượng, dịch vụ, giá thanh toán,…

Nếu doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ cần ghi rõ giá bán chưa thuế GTGT, tiền thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT, tổng tiền thanh toán, mã của cơ quan thuế.

Sử dụng biên lai, chứng từ (Điều 9);

Tiêu chí đối với tổ chức cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử để ký hợp đồng cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn và các dịch vụ khác có liên quan (Điều 10);

Hiệu lực thi hành (Điều 11);

Thông tư số 78/2021/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2022.

Xử lý chuyển tiếp (Điều 12).

Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã thông báo phát hành hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, hóa đơn điện tử không có mã hoặc đã đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, đã mua hóa đơn của cơ quan thuế trước ngày Thông tư số 78/2021/TT-BTC được ban hành thì được tiếp tục sử dụng hóa đơn đang sử dụng kể từ ngày Thông tư số 78/2021/TT-BTC được ban hành đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2022 và thực hiện các thủ tục về hóa đơn theo quy định tại các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. 

Các doanh nghiệp có thể tham khảo 10 điểm mới của thông tư 78 về hóa đơn điện tử chi tiết nội dung tại Công văn 4144/TCT-CS  ngày 28/10/2021 của Tổng cục thuế.

​​

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của VIN-HOADON về 10 điểm mới của thông tư 78 về hóa đơn điện tử. Quý khách hàng, doanh nghiệp, đơn vị nếu có nhu cầu được tư vấn về thuế, kế toán, lao động, bảo hiểm xã hội, hóa đơn điện tử hãy liên hệ đến Tổng đài 1900 6134 của VIN-HOADON hoặc đăng ký ngay:

 

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ quý khách nhanh chóng, tiết kiệm và hiệu quả nhất!


 
G

1900.6134