Cách xử lý hóa đơn điện tử khi bị sai địa chỉ

Mặc dù hạn chế được nhiều sai sót hơn sử dụng hóa đơn giấy nhưng đôi khi doanh nghiệp vẫn xảy ra những sai sót trong quá trình lập hóa đơn điện tử. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về hóa đơn điện tử mới nhất.

Cách xử lý hóa đơn điện tử khi bị sai
Cách xử lý hóa đơn điện tử khi bị sai

Đối với hóa đơn có sai sót 

Trường hợp 1:  Người bán phát hiện  HĐĐT đã được cấp mã của cơ quan thuế nhưng chưa gửi cho người mua có sai sót

  • Người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế về việc hủy hóa đơn điện tử có mã đã lập có sai sót và lập hóa đơn mới.

  • Căn cứ khoản 1 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ 

Trường hợp 2: HĐĐT  đã lập, gửi cho người mua mà người mua hoặc người bán phát hiện có sai sót về tên và địa chỉ người mua nhưng không sai mã số thuế, các nội dung khác không sai.

  • Người bán thông báo cho người mua về việc hóa đơn có sai sót, không phải lập lại hóa đơn. Và thông báo với cơ quan thuế về hóa đơn sai sót

  • Căn cứ điểm a, khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ .

Trường hợp 3: Lập HĐĐT điều chỉnh, thay thế cho hóa đơn sai sót về mã số thuế; số tiền ghi trên  hóa đơn, thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng.

  • 2 cách sử dụng:

+ Người bán và người mua đã thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh, người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót.

+ Người bán lập hóa đơn mới thay thế cho hóa đơn bị sai sót.

  • Căn cứ điểm b, khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ. 

Trường hợp 4: Người bán lập hóa đơn khi thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ có phát sinh việc hủy hoặc chấm dứt việc cung cấp dịch vụ.

  • Căn cứ điểm b, khoản 1 Điều 7 Thông tư số 78/2021/TT-BTC ngày 17/9/2021 của Bộ tài chính.

Trường hợp 5: Bảng tổng hợp hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan Thuế có sai sót

  • Sau thời hạn chuyển bảng tổng hợp dữ liệu  đến cơ quan thuế, nếu thiếu dữ liệu hoặc sai sót thì người bán gửi bảng tổng hợp dữ liệu, thông tin điều chỉnh đã kê khai.

  • Căn cứ khoản 2  Điều 7 Thông tư số 78/2021/TT-BTC ngày 17/0/2021 của Bộ Tài chính.

Trường hợp 6: Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã lập có sai sót được cơ quan Thuế phát hiện.

  • Cơ quan thuế báo cho người bán để kiểm tra lại sai sót.

  • Hết thời hạn thông báo mà người bán không thông báo cho cơ quan thuế thì tiếp tục thông báo lần 2. Quá lần 2 thì cơ quan thuế chuyển sang kiểm tra về sử dụng HĐĐT. 

  • Căn cứ khoản 3 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định.

Trường hợp 7:  Người nộp thuế đang áp dụng HĐĐT theo Thông tư số 78/2021/TT-BTC của Bộ Tài Chính, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ, nếu phát hiện hóa đơn đã lập theo Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và Nghị định số 04/2014/NĐ- CP của Chính phủ sai sót.

  • Người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót.

Trường hợp 8: Lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hoặc thay thế tiếp tục có sai sót, sau đó phát hiện hóa đơn điều chỉnh thay thế tiếp tục có sai sót.

  • Người bán sẽ thực hiện theo hình thức đã áp dụng khi xử lý sai sót lần đầu.

  • Việc khai bổ sung hồ sơ khai thuế liên quan HĐ ĐT điều chỉnh thay thế  thực hiện theo quy định của pháp luật thuế.

  • Căn cứ điểm c khoản 1 Điều Thông tư số 78/2021/TT-BTC ngày 17/9/2021 của Bộ Tài chính.

Đối với sai sót về kỹ thuật khi sử dụng hóa đơn điện tử 

Trường hợp 9:  Người nộp thuế lập hóa đơn điện tử gửi cơ quan thuế để cấp mã, nhưng chưa được cấp mã của cơ quan thuế.

Nguyên nhân: 

  • Thông tin hóa đơn đã lập gửi cấp mã chưa được truyền lên hệ thống của cơ quan thuế để cấp mã, hoặc được cấp mã nhưng chưa đồng bộ dữ liệu của Doanh nghiệp.

  • Lỗi truyền nhận dữ liệu.

Xử lý: 

  • Trường hợp đã được cấp: NNT Liên hệ với đơn vị cung cấp phần mềm để được hỗ trợ đồng bộ từ hệ thống hóa đơn. 

  • Trường hợp không có dữ liệu : NNT liên hệ với đơn vị cung cấp phần mềm để hỗ trợ chuyển dữ liệu lên cơ quan thuế để được cấp mã. 

Trường hợp 10: NNT lập hóa đơn điện tử gửi cơ quan thuế để cấp mã, nhưng hệ thống hóa đơn điện tử của cơ quan thuế trả về trạng thái : 20001 – Sai định dạng dữ liệu và không được cấp mã.

Nguyên nhân: 

  • Các chỉ tiêu tên hóa đơn đã lập không đúng cấu trúc dữ liệu của Tổng cục thuế. 

Xử lý:

  • Kiểm tra thông tin mã số thuế người mua đang còn hoạt động hay đã ngừng, nghỉ kinh doanh, đóng mã số thuế.

  • Kiểm tra thông tin số tài khoản ngân hàng, địa chỉ thư điện tử, số điện thoại. 

  • Xác định nguyên nhân dẫn đến HĐĐT bị từ chối cấp mã để tránh lặp lại lỗi ở hóa đơn tiếp theo. 

Trường hợp 11: NNT lập hóa đơn điện tử, ký số gửi cơ quan thuế để cấp mã, nhưng hệ thống HĐĐT của cơ quan thuế trả về trạng thái: 20037- Chứng thư số không hợp lệ và không được cấp mã.

Nguyên nhân:

  • Chứng thư số chưa được đăng ký trên tờ khai đăng ký/thay đổi thông tin sử dụng.

  • Chứng thư số không có giá trị pháp lý hoặc hết hạn  mà người bán chưa gia hạn.

Xử lý: 

  • Chứng minh thư số mới hoặc thay đổi chưa được đăng ký. Đề nghị người nộp thuế lập tờ khai đăng ký thay đổi mẫu hoặc thay đổi thông tin sử dụng chữ ký số.

  • Không có giá trị pháp lý hoặc hết hạn mà tổ chức cung cấp dịch vụ,người nộp thuế chưa gia hạn . Đề nghị NNT liên hệ nhà cung cấp để gia hạn giấy phép.

 Bài viết vừa rồi là toàn bộ các thông tin về “Cách xử lý hóa đơn điện tử khi bị sai”. Hãy theo dõi VIN-HOADON để tìm hiểu và cập nhật thêm các kiến thức liên quan về hóa đơn điện tử nhé.

Các doanh nghiệp, đơn vị nếu có nhu cầu về cài đặt hay những thắc mắc cần hỗ trợ, hãy liên hệ đến Tổng đài 1900 6134 hoặc đăng ký ngay:


 
G

1900.6134