Xử lý hóa đơn xuất sai giá và thuế như thế nào?
Phát hành các hóa đơn điện tử mà phát sinh những sai sót về giá hàng hóa hay thuế suất thì xử như như thế nào? Bài viết dưới đây của VIN-HOADON sẽ tổng hợp những hướng dẫn của cán bộ thuế nhằm giải quyết vướng mắc vầ sai sót hóa đơn của doanh nghiệp..
Tình huống xuất hóa đơn sai sót
Một doanh nghiệp tại Bắc Ninh đang gặp phải tình huống như sau:
“Bên mua có phát hiện ra 6 hóa đơn giá trị gia tăng xuất ngày 7,8,9/2/2022 bị xuất sai đơn giá và thuế suất. Thời điểm phát hiện, Bên mua đã thanh toán và đã kê khai thuế. Do đó bên bán đã xuất hóa đơn điều chỉnh giảm 6 hóa đơn trên về 0 đồng và xuất bổ sung 6 hóa đơn mới đúng đơn giá và thuế suất (tổng tiền của 6 hóa đơn trên không đổi). Tuy nhiên 6 hóa đơn mới này lại được xuất trong cùng ngày 12/4/2022.
Doanh nghiệp hỏi, bên mua có cần phải thanh toán chuyển khoản cho 6 hóa đơn xuất bổ sung kia và lấy lại khoản tiền mặt trước đó đã thanh toán để được khấu trừ và tính chi phí hợp lý hay không?”
Phương án xử lý hóa đơn sai giá và thuế
Với trường hợp câu hỏi như trên, theo trang Chinhphu.vn, đại diện Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh đã trả lời như sau:
Nguyên tắc, điều kiện được khấu trừ thuế GTGT
Tại Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014, Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính) quy định:
"Điều 14. Nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào
1. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất...".
Tại Khoản 10, Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 15 của Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 và Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính) hướng dẫn về điều kiện khấu trừ thuế GTGT như sau:
"Điều 15. Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào
1. Có hóa đơn GTGT hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
2. Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ 20 triệu đồng trở lên, trừ các trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từng lần có giá trị dưới 20 triệu đồng, hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới 20 triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT và trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài…".
Tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2, Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:
"Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2, Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:
"Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi không được trả nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật;
c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế GTGT.
Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán thì doanh nghiệp được tính vào chi phi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh khoản chi phí này)…".
Căn cứ các quy định và hướng dẫn nêu trên, trường hợp công ty mua dịch vụ vào các ngày 7, 8, 9/2/2022 của cùng một nhà cung cấp để phục vụ sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và đã nhận hóa đơn GTGT với giá trị từng lần (hoặc tổng giá trị trên các hóa đơn trong cùng một ngày) có giá trị dưới 20 triệu đồng (giá đã bao gồm thuế GTGT), công ty đã thanh toán đầy đủ bằng tiền mặt cho nhà cung cấp dịch vụ thì công ty được khấu trừ thuế GTGT và tính vào chi phí được trừ chi phí dịch vụ trên các hóa đơn này.
Không cần thanh toán lại khi lập lại hóa đơn do sai sót
Trường hợp, ngày 12/4/2022 nhà cung cấp dịch vụ phát hiện các hóa đơn có sai sót về đơn giá và thuế suất (nhưng tổng thanh toán không thay đổi) và người cung cấp dịch vụ đã thực hiện xử lý hóa đơn có sai sót như sau:
Người cung cấp dịch vụ xuất điều chỉnh các hóa đơn sai sót về 0 đồng và xuất bổ sung các hóa đơn mới để thay thế cho các hóa đơn đã lập có sai sót, dẫn đến tổng thanh toán trên các hóa đơn thay thế trong ngày đó có tổng giá trị trên 20 triệu đồng thì công ty không cần thực hiện thanh toán qua ngân hàng tổng số tiền trên các hóa đơn điện tử thay thế này, do đây là thủ tục về xử lý hóa đơn có sai sót không phải trường hợp mua dịch vụ mới của một nhà cung cấp trong cùng một ngày có tổng giá trị trên 20 triệu đồng theo hướng dẫn nêu trên.
Về thủ tục xử lý hóa đơn đã lập có sai sót đề nghị công ty nghiên cứu các quy định và hướng dẫn tại Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính; Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ và Thông tư số 78/2021/TT-BTC ngày 17/9/2021 của Bộ Tài chính để thực hiện cho phù hợp với tình hình thực tế và quy định của pháp luật.
Xem thêm chi tiết tại Video Hướng dẫn điều chỉnh hóa đơn theo Thông tư 78/2021/TT-BTC
Xem thêm tin bài: Hướng Dẫn Cách Lập Biên Bản Điều Chỉnh Hóa Đơn Điện Tử
Bài viết vừa rồi là toàn bộ các thông tin liên quan đến biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử mà VIN-HOADON mang đến cho quý độc giả. Hãy theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!
- Hướng Dẫn Cách Xuất Hóa Đơn Điện Tử Theo Thông Tư 78
- Hướng Dẫn Tra Cứu Hóa Đơn Điện Tử Theo Thông Tư 78
Các doanh nghiệp, đơn vị nếu có nhu cầu về lắp đặt hay những thắc mắc cần hỗ trợ, hãy liên hệ đến Tổng đài 1900 6134 hoặc đăng ký ngay: